BHA là gì? Công Dụng Của BHA trong mỹ phẩm? Phân biệt BHA & AHA

0
1332

Nếu đang tìm hiểu các giải pháp chăm sóc da khỏe mạnh, trẻ trung, hẳn bạn sẽ nghe tới một hoạt chất có tên BHA – nó thường bị nhầm với AHA trong mỹ phẩm làm đẹp. Vậy BHA là gì? Công dụng như thế nào? Cách phân biệt BHA & AHA ra sao?

Thành Phần BHA Trong Mỹ Phẩm Làm Đẹp Da

Chỉ trong vòng 180s, mọi thắc mắc của bạn về thành phần này sẽ được giải đáp qua bài viết sau. Xin mời độc giả cùng theo dõi!

BHA Là Gì?

BHA là viết tắt của Beta Hydroxy Acid, một loại acid hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên. Nhờ khả năng kháng viêm và chống oxy hóa vượt trội, hợp chất này đặc biệt được ưa chuộng trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp.

Nếu vẫn còn thấy lạ lẫm, một loại BHA là acid Salicylic sẽ khiến bạn cảm thấy quen thuộc hơn. 

Đặc Tính Của Beta Hydroxy Acid Là Gì?

Beta Hydroxy Acid là acid tan trong dầu, không tan trong nước. Nhờ đặc điểm này, chúng có khả năng vượt qua hàng rào tự nhiên trên da, thẩm thấu nhanh và phát huy tác dụng từ sâu bên dưới lớp biểu bì.

Nguồn Gốc Của Beta Hydroxy Acid

BHA vốn có nguồn gốc tự nhiên. Chúng được tìm thấy trong rất nhiều loại thực vật như vỏ cây liễu trắng, cây lộc đề xanh, nấm rơm, quả mọng (kiwi, cà chua, bưởi…).

Chính vì vậy, hoạt chất này được coi là giải pháp chăm sóc da một cách an toàn, lành tính.

Cơ Chế Tác Động Của BHA Như Thế Nào?

Nhờ khả năng tan trong dầu nên khi thoa lên da, Beta Hydroxy Acid xử lý luôn lớp sừng già trên bề mặt da => trả lại gương mặt tươi sáng, hồng hào.

Ngoài ra, chúng còn thẩm thấu vào bên trong, dọn dẹp chất cặn bã làm lỗ chân lông bít tắc, cấp thêm độ ẩm => cải thiện tình trạng mụn, da dẻ mềm mại, không còn tình trạng bóng nhờn.

Đây là lý do mà BHA thường xuất hiện trong các sản phẩm tẩy da chết, trị mụn, ngừa lão hóa chuyên dụng.

Tuy nhiên, BHA thường xuyên bị nhầm với người anh em họ hàng là AHA – cũng là một hoạt chất dưỡng da. Vậy, BHAAHA khác nhau ra sao?

Phân Biệt BHA Và AHA

AHA Và BHA

Để độc giả được dễ hiểu nhất, Blog Sức Khỏe Việt đã làm bảng đối chiếu sau:

BHA AHA
GIỐNG NHAU
Nguồn gốc Đều là acid hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên
Công dụng Tẩy da chết, phòng chống lão hóa
KHÁC NHAU
Tên gọi Beta Hydroxy Acid Alpha Hydroxy Acid
Phân loại BHA bao gồm 4 loại sau:

  • Acid Salicylic ( loại BHA chính ) có nhiều trong cây liễu trắng, nấm rơm, quả mọng…
  • Acid β-Hydroxybutyric.
  • Acid β-hydroxy methyl-methyl butyric.
  • Carnitine có nhiều trong thịt đỏ.
Có tới 7 dạng AHA:

  • Acid Glycolic có nhiều trong cây mía
  • Acid Citric rất dồi dào trái cây họ cam, quýt
  • Acid Lactic được tìm thấy ở sữa chua, dưa muối
  • Acid Hydroxycaproic chứa trong sữa ong chúa
  • Acid Malic rất nhiều trong lê, táo
  • Acid Hydroxy Caprylic có nguồn gốc từ động vật.
  • Acid Tartaric từ trái nho.
Đặc tính Tan trong dầu nên có khả năng thấm sâu vào bên trong Tan trong nước nên chỉ hoạt động trên bề mặt da
Hiệu quả với
  • Da nhờn
  • Da bị các vấn đề về mụn
  • Da khô
  • Da bị tổn thương bởi ánh nắng
Công dụng khác biệt Kháng viêm, diệt khuẩn tốt Cải thiện độ ẩm hiệu quả

 

Tác Dụng BHA Trong Làm Đẹp Da

Nhờ các đặc tính độc đáo của mình, Beta Hydroxy Acid có khả năng:

  • Cải thiện làn da bị mụn viêm xấu xí
  • Đẩy các nhân mụn ẩn nằm sâu dưới da trồi lên bề mặt
  • Làm sạch lớp tế bào chết gây bít tắc lỗ chân lông, khiến da kém tươi sáng
  • Đem lại làn da tươi mới, rạng rỡ
  • Chống oxy hóa cực mạnh nên hỗ trợ đắc lực trong chống lão hóa, xóa nếp nhăn trên da

BHA Dành Cho Đối Tượng Nào?

BHA đặc biệt thích hợp với cơ địa da dầu, chuyên dùng cho các đối tượng:

  • Người gặp tình trạng mụn sưng, viêm đỏ
  • Người muốn đẩy sạch mụn ẩn lợn cợn dưới da
  • Người muốn phòng chống lão hóa cho da dầu
  • Người muốn chăm sóc làn da khỏe mạnh, sạch sẽ

Cách Sử Dụng BHA Chống Lão Hóa Như Thế Nào?

  • Do đây là thành phần có tác dụng mạnh nên chỉ dùng ở nồng độ thấp
  • Nồng độ Beta Hydroxy Acid phổ biến thường được sử dụng là 0.5% đến 2%
  • Trước khi sử dụng, nên test trên vùng da cổ tay xem cơ thể có bị kích ứng hay không
  • Thời gian sử dụng trung bình là khoảng 3-6 tháng tùy cơ địa.
  • Để xem cơ thể có hợp với Beta Hydroxy Acid hay không, cứ cách 1 ngày thì dùng sản phẩm 1 lần. Sau 2 tuần, bạn có thể dùng Beta Hydroxy Acid bình thường nếu không xảy ra kích ứng.

Thành Phần BHA Trong Mỹ Phẩm Làm Đẹp Da

BHA Chống Lão Hóa Có Tác Dụng Phụ Không?

  • Đẩy mụn ẩn: Nếu chị em dùng BHA trị mụn mà lại thấy mụn nhiều thêm thì đừng hoảng hốt. Bởi BHA đang thúc cho các cồi mụn ẩn nằm sâu dưới da đẩy dần lên. Sau khoảng 6 tuần, tình trạng này sẽ hết. Nếu sau đó da vẫn lên mụn thì bạn có thể dừng sử dụng BHA.
  • Kích ứng da: Do BHA có hiệu quả khá mạnh nên thời gian đầu, da có thể chưa quen và sẽ bị khô, nổi mẩn đỏ, ngứa.
  • Không hợp BHA: Nếu cơ địa của bạn không hợp với BHA, biểu hiện rõ nhất là tình trạng kích ứng da kéo dài từ 8 -12 tuần liên tiếp. Tốt hơn hết là bạn nên tạm biệt với sản phẩm này.

Lưu Ý Gì Khi Sử Dụng BHA Chống Lão Hóa?

  • Theo các chuyên gia về nhan sắc, có 3 loại da màu be, nâu và đen vốn có khả năng kháng mụn tự nhiên, không nên dùng Beta Hydroxy Acid vì sẽ làm giảm các sắc tố melanin – yếu tố ngăn ngừa mụn của 3 kiểu da này.
  • Không dùng BHA cho người thiết kẽm, phụ nữ mang thai/cho con bú hay người nhạy cảm với salicylate.
  • Tránh bôi BHA lên các nốt ruồi, vết bớt, mụn cóc có lông mọc ra.

Sản Phẩm Chứa Thành Phần BHA Chống Lão Hóa

Có thể thấy, BHA tuy hiệu quả trong trị mụn, chống lão hóa nhưng khá khó sử dụng. Để giải quyết điều này, các thương hiệu skincare đã tìm cách đưa BHA vào mỹ phẩm với liều lượng an toàn, kết hợp với những thành phần khác để dung hòa tác dụng của hoạt chất này. 

Nếu bạn vẫn chưa biết nên dùng loại mỹ phẩm nào thì có thể tham khảo một số cái tên sau đây nhé!

>>> XEM THÊM: REVIEW 7 Loại Kem Chống Lão Hóa Da Tốt Nhất 2020 Chị Em Nên Mua

5/5 - (1 vote)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here